Kết quả tìm kiếm cho "diễn đàn Mekong Connect"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 42
Sáng 19/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng cùng các đơn vị, sở ngành tỉnh khảo sát vị trí tổ chức Diễn đàn Mekong Connect năm 2024.
Sáng 11/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì Họp giao ban lãnh đạo UBND tỉnh với các sở, ban, ngành tỉnh. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước.
Chiều 4/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì buổi làm việc rà soát các nội dung liên quan đến việc tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang và Diễn đàn Mekong Connect năm 2024.
Tháng 10/2024, kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh có những chuyển biến tích cực, ghi nhận mức tăng trưởng ổn định với sự phục hồi rõ rệt. Bên cạnh đó, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường đạt kết quả đáng kể.
Với sự nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, 10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 trên nhiều lĩnh vực, góp phần hướng đến việc hoàn thành, đạt và vượt các mục tiêu KTXH của năm 2024.
Sáng 1/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng của năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ 2 tháng cuối năm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước và Nguyễn Thị Minh Thúy cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh tham dự.
Định hướng lâu dài của Trung ương là xây dựng ĐBSCL trở thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững. Bên cạnh đầu tư tương xứng để vực dậy tiềm năng, lợi thế, cần phát huy hiệu quả liên kết vùng, đánh thức sức mạnh của từng địa phương để tạo động lực đưa đất “Chín Rồng” vươn tầm cao mới.
Thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự gắn kết giữa sản xuất với thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nếu như xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn thì Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp nâng giá trị đặc sản miền quê, khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa. Khi sản phẩm OCOP khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường thì ở những vùng nông thôn, việc làm tại chỗ cũng được tạo ra nhiều hơn, đời sống người dân được nâng lên.
Đối với “đầu tàu” kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cần những “toa tàu” từ vùng ĐBSCL để thúc đẩy phát triển. Nếu TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, dịch vụ, phân phối lớn nhất miền Nam thì ĐBSCL cũng là vùng nguyên liệu lúa, cá, tôm, trái cây lớn nhất cả nước. Sự kết nối, hợp tác chặt chẽ giữa TP. Hồ Chí Minh - ĐBSCL sẽ giúp đánh thức thế mạnh của nhau, mang lại lợi ích trước nhất cho người dân, doanh nghiệp (DN).
Tăng cường liên kết nội vùng và liên kết với đầu tàu kinh tế TP. Hồ Chí Minh để hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững là yêu cầu bắt buộc đối với ĐBSCL. Khi xây dựng được cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả Quy hoạch tổng thể ĐBSCL, kết hợp cơ chế đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, sẽ tạo điều kiện để đất “Chín Rồng” bứt phá.
Sáng 16/11, Diễn đàn Mekong Conect 2023 tiến hành phiên họp toàn thể tại Hội trường Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, với sự tham dự của các tổ chức quốc tế, các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.